Điều gì xảy ra khi gắn SSD NVME vô Adapter PCIE và gắn nó vào máy tính?
SSD NVME xài Bus PCIE (tương tự như Card đồ họa - GPU). Khả năng tương thích ngược của Bus PCIE rất tốt, nên SSD NVME về lý thuyết có thể dễ dàng tương thích với phần cứng. Tuy nhiên, vẫn còn mặt phía phần mềm. Muốn làm gì với cái SSD NVME đó, đầu tiên, môi trường phần mềm cần "nhìn thấy" nó trước.
Windows 10 mặc định nó có driver NVME. Windows 10 sẽ luôn "nhìn thấy" SSD NVME, bất kể nó đang chạy trên máy gì (8.1 những bản Service Pack sau cũng có). Nên nếu đã vào được trong môi trường Windows 10 rồi thì SSD NVME sẽ nhận và có thể hoạt động như bình thường.
Tuy nhiên trước khi boot được vào Windows, ở môi trường BIOS, chỉ có những máy đời sau này, có hỗ trợ NVME mới có khả năng "nhìn thấy" SSD NVME.
Tóm lại, máy không hỗ trợ NVME, nếu gắn SSD NVME qua Adapter PCIE sẽ không thể boot vào phân vùng Windows nằm trên SSD NVME đó được do BIOS nó không "nhìn thấy" cái SSD NVME. Nó không nhìn thấy cái phân vùng Windows để boot. Còn khi đã ở sẵn trong Windows 10 rồi (boot từ một ổ cứng khác chẳng hạn), thì sẽ xài được SSD NVME do Windows 10 nó "nhìn thấy".
Ngoại lệ, có một số những SSD NVME đặc biệt, thường là những dòng cao cấp đời cũ (ví dụ Samsung 950 Pro) nó có Legacy OpRom. Gắn Adapter vô máy nào nó cũng nhận, hỗ trợ full tính năng, boot được Windows luôn, không cần mod gì. Kể cả Pentium socket 478 nó cũng nhận, miễn là có khe PCIE.
Cách xài SSD NVME cho máy không hỗ trợ?
Với những máy đời mới xíu, không hỗ trợ NVME nhưng có BIOS UEFI, có thể mod BIOS để hỗ trợ NVME native y như máy đời mới. Vậy còn những máy BIOS Legacy hoặc UEFI nhưng không mod được?
Có một cách gián tiếp qua những bootloader như Clover, Tianocore, DUET,... những thứ giống như vậy.
Khi bật máy, BIOS sẽ boot vào Clover nằm trong một USB hoặc một ổ cứng SATA thường mà BIOS có thể "nhìn thấy". Khi vào trong môi trường Clover, do Clover đã được nạp driver NVME nên nó có thể "nhìn thấy" SSD NVME và từ đó boot vào phân vùng Windows trên SSD NVME.
Câu chuyện về lịch sử Clover, DUET và Hackintosh
Nhiều năm trước, khi Intel bắt đầu cung cấp CPU và các linh kiện cho Apple để sử dụng trên Mac, nảy sinh nhu cầu kiểm tra sơ bộ phần cứng để đảm bảo tính tương thích với MacOS. Các kỹ sư của Intel đã viết một bootloader gọi là DUET, là một bộ giả lập UEFI trên nền Legacy BIOS, cho phép chạy các hệ điều hành yêu cầu UEFI như MacOS.
Những năm sau đó, DUET đã được sử dụng làm cơ sở cho một số dự án tạo ra các bootloader đa năng. Đi kèm với đó là khái niệm Hackintosh - cài đặt MacOS trên bất kỳ máy tính Intel nào, và sau đó là AMD.
Kết quả của sự phát triển của Hackintosh là sự xuất hiện của một bootloader đa năng - Clover. Ban đầu nó được tinh chỉnh để chạy MacOS, nhưng bây giờ nó đã có thể được sử dụng để khởi động bất cứ thứ gì.
Quá trình thực hiện
Áp dụng cho máy BIOS LEGACY, máy BIOS UEFI có thể cần chỉnh sửa lại
1. Chuẩn bị:
- File đầy đủ tool, tải tại (Google Drive): NVME Legacy.zip
- File ISO Windows 10 để cài đặt. Nên xài Windows 10. Bạn cũng có thể xài Windows 7 nhưng sẽ cần nạp driver NVME cho nó, rườm rà thêm
- SSD NVME và Adapter NVME to PCIE bất kỳ, nên xài loại PCIE X4 trở lên để đảm bảo tốc độ
- 1 USB 8GB trở lên để cài Windows
- 1 USB bất kỳ để boot Clover (có thể xài ổ cứng SATA cũng được)
- 1 Máy tính chạy Windows bất kỳ
- Phần mềm chỉnh sửa text như Notepad++ hay VS Code để dễ thao tác hơn Notepad thường
2. Thực hiện:
Bước 1: Tạo USB Clover để boot gián tiếp vào SSD NVME
- Trong file NVME Legacy.zip đã tải về, mở folder BDU, chạy BootDiskUtility.exe
- Chọn Option, sau đó chọn Configuration
- Lưu ý, Clover Bootloader Source nên là file CloverISO-4152.zip có sẵn. Xài những bản Clover mới hơn có thể bị lỗi. Bạn có thể thử nếu muốn tìm bản Clover tốt hơn
- Lưu ý, Boot records phải được tick vào Clover
- Nếu muốn xài ổ cứng SATA làm ổ boot mồi, tick vào Enable Fixed Disks để hiện ổ cứng gắn trong
- Chọn OK để đóng cửa sổ Configuration
- Chọn USB hoặc ổ cứng muốn xài làm ổ boot mồi Clover và chọn Format Disk
- Chờ BootDiskUtility hoàn tất
Bước 2: Tạo USB cài Windows 10
- Trong file NVME Legacy.zip đã tải về, mở folder RUFUS 2.16, chạy rufus-2.16p.exe
- Chọn file ISO Windows 10 của bạn
- Partition scheme nên là MBR partition scheme for UEFI
- File system nên là FAT32
Thật ra Clover có thể boot bất cứ loại Windows nào, UEFI, Legacy, MBR, GPT. Nhưng do khi cài trực tiếp Windows có thể sẽ không chịu cho cài lên SSD NVME khi để ở chế độ Legacy. nên set như vậy để dễ cài Windows trực tiếp, không cần clone hay cài gián tiếp trong WinPE
- Chọn USB muốn xài làm USB cài Windows, sau đó chọn Start và chờ Rufus tạo USB
Bước 3: Chỉnh sửa USB Clover
- Copy và Replace file bootx64.efi từ (from) [USB cài Windows]\efi\boot đến (to) [USB Clover]\EFI\BOOT
- Trong USB Clover, Copy file NvmExpressDxe-64.efi từ (from) \EFI\CLOVER\drivers-Off\drivers64 đến (to) \EFI\CLOVER\drivers64 và \EFI\CLOVER\drivers64UEFI
- Trong USB Clover, mở config.plist tại \EFI\CLOVER\ (nên mở bằng Notepad++, VS Code,...). Tìm 2 key DefaultLoader và DefaultVolume và sửa nó thành:
<string>\EFI\Microsoft\Boot\bootmgfw.efi</string>
<key>DefaultVolume</key>
<string>EFI</string>
- [Optional] Chỉnh thời gian delay trước khi Clover boot vào phân vùng Windows mặc định. Để khởi động một cách tự động nhanh hơn. Trong config.plist chỉnh key sau:
- [Optional] Chỉnh độ phân giải màn hình cho Menu Clover nếu muốn đẹp. Trong config.plist chỉnh key sau:
Bước 4: Cài đặt Windows 10 trên ổ cứng SSD NVME
- Gắn SSD NVME qua Adapter PCIE vào máy
- Gắn USB Clover vào máy, set BIOS cho boot từ USB Clover
- Boot vào USB Clover
- Gắn USB cài Windows vào máy
Không nên gắn cả hai USB Clover và USB cài Windows vào cùng lúc, đặc biệt là với những máy đời cũ, socket 775, khả năng boot USB của nó rất dở. Gắn hai USB vào nó chỉ nhận boot có một cái
- Dùng phím mũi tên di chuyển đến Exit Clover (icon cuối)
- Khi này, máy sẽ quay trở lại giao diện DUET
- Tại Menu DUET, chọn Boot Maintenance Manager
- Chọn Boot From File
- Chọn USB cài Windows của bạn > efi > boot > bootx64.efi
- Cài đặt Windows trên ổ cứng SSD NVME như bình thường
Bước 5: Hoàn tất
- Sau khi giao diện cài đặt Windows hoàn tất và bắt đầu khởi động lại, rút USB cài Windows ra
- Nếu làm đúng, lúc này Clover sẽ tự động biết boot vào phân vùng Windows, bạn không cần làm gì hết
- Có thể set thời gian delay tự động chọn phân vùng cho Clover để khởi động nhanh hơn bằng cách sửa config.plist, xem lại Bước 3
Cấu hình test
Mainboard: Asus P5K-VM (G33 - socket 775)
CPU: Core 2 Quad Q9500
Ram: Corsair XMS2 DDR2-800 4GB
SSD: Toshiba XG6 NVME
Adapter: PCIE X4 to NVME No Brand
GPU: NVIDIA Quadro 410
Video hướng dẫn:
Tài liệu tham khảo
Come checkout the reference video: https://youtu.be/PxfkwgxLL2c
Bạn ơi, còn trường hợp này chưa được nhắc đến. Mình đã có sẵn 1 chiếc SSD nvme chưa win 11 sẵn rồi, không cần pahir cài win nữa thì cần thay đổi và skip những bước nào để Clover nhìn thấy và boot thẳng vào win 11 luôn???
Trả lờiXóaHiện mình đang dự định thực hiện trên Onda F65S ver 1.02 (Main AMD A55 hàng hãng Trung Quốc), main có sẵn UEFI rồi, chỉ chưa nhìn thấy ổ NVME thôi. Nếu thành công mình sẽ làm trên nhiều main khác nữa
Trả lờiXóa